Hỗ trợ online

  • Chat Skype 0978 495 256 - MSS HƯỜNG
  • Chat Skype 0937 713 091 - MR : HIẾU
  • Chat Skype 0384 988 884 - MS GẤM
  • Chat Skype 0879 348 960 - MS: THẢO ANH
  • Chat Skype 0938 778 091 - MR : HOÀNG

Sản Phẩm Mới

Quảng Cáo





Tin Tức Mới

Các nguyên tố hóa học ảnh hưởng như thế nào đến tính hàn của thép?

Các nguyên tố hóa học ảnh hưởng như thế nào đến tính hàn của thép? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây các bạn nhé.



 - Mangan (Mn): khi hàm lượng < 1% không ảnh hưởng nhiều đến tính nhàn của thép nhưng khi hàm lượng Mn > 1% tính hàn kém đi vì dễ bị nứt (tăng tính thấm tôi).

- Silic (Si): khi hàm lượng < 0,3% không ảnh hưởng nhiều đến tính hàn của thép nhưng khi hàm lượng Si > 0,3% sẽ gây khó khăn cho quá trinh hàn vì tạo nên các loại ôxit khó chảy và tăng tính chảy loãng.

- Crôm (Cr): ảnh hưởng xấu đến tính hàn của thép vì nó làm tăng sự ôxy hóa kim loại và kết hợp với cacbon tạo thành cacbit (hợp chất hóa học), nâng cao độ cứngkim loại ở vùng chuyển tiếp từ mối hàn đến kim loại cơ bản. Tuy nhiên nếu chọn được chế độ hàn, vật liệu hàn và quy trinh công nghệ hàn hợp lý thì có thể hạn chế ảnh hưởng xấu của nó đến tính hàn.

- Niken (Ni): có tác dụng làm nhỏ hạt kim loại và nâng cao tính dẻo của thép – ít ảnh hưởng đến tính hàn của thép.

- Molipden (Mo): gây nhiều khó khăn cho quá trinh hàn như làm tăng khả năng nứt ngầm trong mối hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt lớn, dễ bị ôxy hóa và cháy mnạh trong quá trinh hàn.

- Vonfram (W): làm tăng độ cứng và khả năng chịu nhiệt nhưng W làm cho tính hàn kém đi vì nó thường bị ôxy hóa mạnh nên cần bảo vệ thật tốt trong quá trinh hàn.

- Vanadi (V) có ảnh hượng tương tự như Vonfram.

- Titan (Ti) và Niobi (Nb): chỉ tồn tại trong thép một lượng rất nhỏ ( < 1%) nên không ảnh hưởng nhiều đến tính hàn của thép.

- Đồng (Cu): với hàm lượng  nhỏ (0,3 – 0,8%) có tác dụng làm tăng độ bền, độ dẻo, độ dai va đập và tính chống ăn mòn của thép nhưng ít ảnh hưởng đến tính hàn của thép.

- Lưu huỳnh (S): thường gây hiện tượng bở nóng, nứt nóng còn Phôtpho (P) thường gây hiện tượng giòn nguội, nứt nguội. Đó là những tạp chất có hại. Khi hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép, chúng có ảnh hưởng xấu đến tính hàn.

- Oxy (O2) trong thép thường ở dạng oxit làm giảm cơ tính và làm xấu tính hàn của thép.

- Nitơ (N2) trong thép tạo hợp chất hóa học (nitrit sắt) rất cứng, dòn, làm giảm tính dẻo và gây khó khăn cho quá trinh hàn.

- Hydro (H2) là tạp chất có hại, sinh khí trong vũng hàn, gây nứt tế vi trong mối hàn và gây khó khăn cho quá trình hàn
Go Top